Nguyên nhân của lỗi Full Disk
Hiện tượng đầy ổ cứng bất thường (Full Disk) có thể là do chính ổ
cứng trên máy tính của bạn, chủ yếu là các dòng máy đang chạy ổ HDD
thường. Một số nguyên nhân khác như bạn đang chạy một phần mềm nặng, do
phần mềm diệt virus tích hợp sẵn trên Windows, hoặc bạn để nhiều chương
trình chạy ngầm trên Windows. Để kiểm tra xem máy của bạn có bị lỗi Full
Disk hay không thì bạn hãy mở Task Manager và nhìn cột Disk thấy nhảy
đến 100% hoặc xấp xỉ như vậy.
Cách khắc phục lỗi Full Disk trên Windows 10
Thực tế thì những ai đang dùng ổ SSD hoặc một số ổ cứng đời mới sẽ
không có hiện tượng như thế này. Nếu bạn đang dùng HDD và gặp lỗi full
disk trên Windows 10 có thể tham khảo 2 cách khắc phục sau.
Chỉnh bộ nhớ ảo “Virtual memory”
Bước 1: Các bạn nhấn Start, gõ Performance, chọn Adjust the appearance & performance of Windows.
Bước 2: Bấm chọn thẻ Advanced rồi nhấn vào nút Change … trong khu vực Virtual memory.
Bước 3: Các bạn bỏ chọn trong ô Automatically manage paging file size
for all drivers đi, rồi chọn vào dòng Custom size. Tùy theo dung lượng
RAM mà chúng ta có thể thiết lập, chẳng hạn máy có 4 GB RAM thì nhập
2000 và 4000 cho giới hạn tối thiểu và tối đa. Sau đó bạn nhấn Set và
OK. Khởi động lại máy tính và lại mở Task Manager lên để kiểm tra xem
Disk còn bị 100% nữa hay không.
Cách 2: Tắt dịch vụ Superfetch
Bước 1: Bước đầu tiên, bạn nhấn tổ hợp phím biểu tượng Windows + R,
hãy gõ services.msc để tìm kiếm và chạy. Sau đó trong bảng liệt kê dịch
vụ hãy tìm Superfetch để kích chuột phải và chọn Properties.
Bước 2: Nhấn Stop để ngưng dịch vụ và trong ô Startup type phía trên
hãy chọn Disabled. Bước cuối cùng là ấn Apply, rồi OK và khởi động lại
máy.
Mặc dù cách sửa lỗi Full Disk trên Windows 10 trên đây có người cũng
đã thực hiện nhưng không thành công, tuy nhiên rất nhiều đã khắc phục
được lỗi này nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng nếu trường hợp bạn gặp
phải. Chúc các bạn thành công!